Năm 2024, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn thông điệp “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá” làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, một lần nữa đã nhấn mạnh về hậu quả của việc sử dụng thuốc lá với sức khỏe của con người. Đặc biệt là giới trẻ thanh thiếu niên về tác hại của việc nghiện chất Nicotin có trong các sản phẩm của thuốc lá. Đồng thời kêu gọi toàn xã hội có những hành động mạnh mẽ để bảo vệ giới trẻ trước nguy cơ sử dụng các sản phẩm thuốc lá và những nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe liên quan đến sử dụng thuốc lá.
Ảnh Internet
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 40 nghìn người tử vong vì các bệnh liên quan đến thuốc lá. Theo số liệu thống kê về sử dụng thuốc lá ở người trưởng thành, hiện có 45,3% người hút thuốc lá, nghĩa là cứ 2 người có 1 người hút thuốc. Bên cạnh đó, có khoảng 53,3% người không hút thuốc lá bị phơi nhiễm khói thuốc lá trong gia đình, 36,8% người không hút thuốc lá làm việc trong những tòa nhà bị phơi nhiễm khói thuốc lá.
Năm 2024, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn thông điệp “Bảo vệ trẻ em trước những tác động của ngành công nghiệp thuốc lá” làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5, một lần nữa đã nhấn mạnh về hậu quả của việc sử dụng thuốc lá với sức khỏe của con người. Đặc biệt là giới trẻ thanh thiếu niên về tác hại của việc nghiện chất Nicotin có trong các sản phẩm của thuốc lá. Đồng thời kêu gọi toàn xã hội có những hành động mạnh mẽ để bảo vệ giới trẻ trước nguy cơ sử dụng các sản phẩm thuốc lá và những nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe liên quan đến sử dụng thuốc lá.
Tổ chức Y tế thế giới đã chỉ ra rằng có mối liên quan rõ ràng giữa việc gia tăng tỷ lệ sử dụng các sản phẩm thuốc lá trong giới trẻ với việc tiếp cận giới trẻ thông qua quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị thuốc lá, đặc biệt qua mạng xã hội và các nền tảng kỹ thuật số.
Trên toàn cầu, ước tính có khoảng 19 triệu thanh thiếu niên từ 13–15 tuổi (13 triệu bé trai và 6 triệu bé gái) hiện đang hút thuốc lá, trong đó có khoảng 5 triệu thanh thiếu niên hút thuốc lá sống ở khu vực Đông Nam Á.
Tại Việt Nam, tỷ lệ người sử dụng thuốc lá mới, chủ yếu là thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là trong giới trẻ. Ở nhóm 13-15 tuổi, tỷ lệ đã tăng gấp đôi từ 3,5% năm 2022, lên 8% năm 2023. Việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đã được chứng minh là nguyên nhân gây ra các gánh nặng bệnh tật và kinh tế không chỉ cho bản thân người sử dụng mà còn cho cả gia đình và toàn xã hội.
I. Dưới đây là một số tác hại của hút thuốc lá:
1. Hút thuốc lá gây tổn thương phổi, dẫn đến suy hô hấp mạn tính
Hút thuốc lá dẫn đến tích tụ một số lượng hóa chất độc hại đáng kể trong đường hô hấp của bạn. Lâu dài sẽ làm tắc nghẽn phổi, đưa đến các vấn đề về hô hấp và suy giảm chức năng của phổi. Nghiên cứu cho thấy hút thuốc lá có thể dẫn đến COPD (Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính), hầu hết những bệnh nhân mắc COPD đều có liên quan đến hút thuốc lá chủ động hoặc thụ động. Hiện tại ở khoa hô hấp Bệnh viện 198 đang quản lý gần 600 bệnh nhân COPD; ngoài ra hút thuốc lá cũng làm nặng bệnh nhân hen phế quản, gây viêm phổi, tràn khí màng phổi và tăng tỉ lệ mắc bệnh lao phổi
2. Hút thuốc lá gây ung thư
Theo Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC), trong khói thuốc lá có khoảng gần 7.000 hợp chất hóa học, trong đó có ít nhất 69 hóa chất gây ung thư gồm 11 chất hóa học xếp vào nhóm 1 (là nhóm các chất đã được chứng minh chắc chắn gây ung thư ở người); 7 chất hóa học xếp nhóm 2A (là nhóm các chất có thể gây ung thư ở người và 49 chất hóa học xếp nhóm 2B – (Gây ung thư ở động vật và có thể gây ung thư ở người). Các chất độc này và sản phẩm chuyển hóa của nó trong cơ thể người có thể gây ung thư theo nhiều cơ chế khác nhau như: gắn vào bộ gen và gây ra các đột biến gen ung thư; gắn lên màng tế bào và gây rối loạn quá trình phát triển của tế bào; hoặc gây viêm mạn tính dẫn đến quá trình tăng sinh mạch máu bất thường và phát triển thành ung thư.
Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh những người hút thuốc có nguy cơ bị ung thư phổi cao gấp 25 lần. Hút thuốc lá không chỉ gây ra ung thư phổi mà còn dẫn đến vô số các loại ung thư như: mũi, miệng, thanh quản, khí quản, thực quản, dạ dày, tụy, thận, bàng quang, cổ tử cung, tủy xương và máu. Nguyên nhân là các hóa chất có trong trong thuốc lá xâm nhập vào cơ thể qua các vách phế nang tại phổi, ngấm vào cơ thể. Các hóa chất này có khả năng tạo ra đột biến trong các tế bào cơ thể bạn khiến cho chúng sinh sôi nảy nở theo cách không kiểm soát được, dẫn đến ung thư.
3. Hút thuốc lá làm tăng quá trình lão hóa, sớm xuất hiện các nếp nhăn
Hút thuốc dẫn đến sự xuất hiện của các nếp nhăn (đặc biệt là xung quanh mắt và môi), các đốm đồi mồi, đôi mắt sưng húp, da xỉn, khô và vô hồn. Nguyên nhân là vì các hóa chất hiện diện trong thuốc lá làm cho các mao mạch dưới da của bạn co lại làm hạn chế lưu lượng máu đến da của bạn. Việc thiếu máu và ôxy khiến cho da của bạn trông khô và nhăn nheo. Về lâu dài, dẫn đến tổn thương vĩnh viễn các sợi liên kết như elastin và collagen, những cấu trúc làm căng, mịn da – từ đó hình thành nên các nếp nhăn vĩnh viễn, lão hóa sớm.
4. Hút thuốc gây làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và đột quỵ gấp nhiều lần
Theo CDC (Trung tâm kiểm soát dịch bệnh), một người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ cao gấp hai đến bốn lần so với người không hút thuốc. Các hóa chất có trong khói thuốc có tác động đến toàn bộ thành phần của hệ tuần hoàn và cơ quan tạo máu; làm cho thành mạch dày hơn và dễ hình thành cục máu đông hơn. Bên cạnh đó nó cũng gây co thắt mạch máu, tăng huyết áp, dẫn đến sự hình thành mảng bám – làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.
5. Gây xuất tinh sớm và giảm ham muốn tình dục và rối loạn cương dương
Xuất tinh sớm, bởi vì hóa chất trong thuốc lá làm giảm lưu lượng máu, giảm cảm giác trong dương vật, dẫn đến việc giảm khả năng của nam giới, gây ra xuất tinh sớm.
Nghiên cứu tìm hiểu tác động của việc hút thuốc đối với khả năng cương cứng của người đàn ông đã được báo cáo tại Hội nghị thường niên của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ được tổ chức tại Miami cho thấy: “Hút thuốc và rối loạn chức năng cương dương có mối quan hệ trực tiếp với nhau. Hút thuốc lá làm tăng sự tích tụ mảng bám trong động mạch, được gọi là xơ vữa động mạch. Các mảng bám cản trở lưu lượng máu qua các mạch máu và gây ra một loạt các vấn đề về tuần hoàn trên toàn cơ thể, chẳng hạn như rối loạn cương dương.” Hút thuốc lá có thể gây ức chế hệ thần kinh, làm giảm khả năng truyền dẫn các kích thích gây rối loạn cương dương. Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm giảm số lượng, chất lượng, khả năng di chuyển và làm biến dạng tinh trùng. Là nguyên nhân gây vô sinh, sảy thai, dị tật bẩm sinh. Thuốc lá có thể gây nguy cơ liệt dương ngay cả với những người hút thuốc lá thụ động
6. Hút thuốc lá gây mắc các bệnh răng miệng
Gây vàng ố răng: Thuốc lá có chứa chất hắc ín, một loại hóa chất làm cho răng có màu vàng nhạt. Loại hắc ín này rất khó để làm sạch bằng cách đánh răng thông thường và thường tạo thành vết ố vĩnh viễn trên răng của người hút thuốc. Ngoài ra, khi hút thuốc, khói thuốc sẽ tiêu diệt vi khuẩn chí có lợi trong miệng, tăng lượng nước bọt tiết ra là nguyên nhân hàng đầu hình thành nên cao răng.
Gây hôi miệng: nghiện thuốc lá có thể dẫn đến hơi thở có mùi rất nặng và dai dẳng khó có thể khử mùi được. Ngoài việc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong miệng, hút thuốc còn gây ra các vấn đề về tiêu hóa, viêm họng và tích tụ hóa chất trong khoang miệng (cổ họng và dạ dày có bệnh là một trong những lý do chính khiến hơi thở hôi, ngoài vệ sinh răng miệng kém). Hút thuốc lá tạo điều kiện thuận lợi cho các loài nấm phát triển ở khoang miệng,
7. Hút thuốc có thể gây mù lòa
Không chỉ riêng phổi, hút thuốc lá còn ảnh hưởng rất lớn đến thị lực và có thể gây mù lòa. Theo CDC, hút thuốc sẽ làm tăng nguy cơ bị đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng (những tổn thương bình thường có liên quan đến tuổi tác), tổn thương thần kinh thị giác
Vậy làm thế nào thế nào để cai thuốc lá:
-
Dưới đây là một số hướng dẫn:
-
Loại bỏ tất cả thuốc lá, gạt tàn, diêm và bật lửa khỏi nhà, văn phòng và xe hơi của bạn.
-
Thay đổi thói quen. Cố gắng tránh những người hoặc tình huống khiến bạn muốn hút thuốc.
-
Hay nói với mọi người xung quanh là bạn đang cai thuốc
-
Dành thời gian làm các hoạt động thư giãn, tập thể dục để giảm căng thẳng và tránh các cơn thèm thuốc.
-
Dành nhiều thời gian ở những nơi không cho phép hút thuốc.
-
Sử dụng đồ ăn nhẹ ít calo khi bạn có triệu chứng thèm thuốc lá.
Một số sản phẩm hỗ trợ cai thuốc lá
-
Miếng dán nicotine: Bạn dán trực tiếp lên da mỗi ngày một lần và chỉ nên sử dụng vào ban ngày.
-
Viên ngậm nicotine: Điều trị thường kéo dài khoảng 12 tuần. Sau 1-2 giờ sẽ ngậm 1 viên trong 6 tuần đầu tiên, 2-4 giờ/1 viên trong tuần thứ 7 – 9 và cứ sau 4-8 giờ trong tuần thứ 10-12.
-
Thuốc xịt mũi nicotine: Loại xịt này chỉ bán theo toa. Thuốc xịt cung cấp nicotine vào máu của bạn một cách nhanh chóng bằng cách một lần xịt vào mỗi mũi với liều lượng một hoặc hai lần trong một giờ.
-
Thuốc hít nicotine: Thuốc này cũng được bán theo toa. Chất nicotine được giải phóng từ ống hít vào trong miệng.
-
Kẹo cao su nicotine: Một hộp 48 miếng và bạn nhai một miếng kẹo cao su sau 1 đến 2 giờ, nhưng không quá 24 miếng mỗi ngày.
-
Các loại thuốc không chứa nicotine: Bupropion (Zyban) là loại thuốc duy nhất được FDA chấp thuận để hỗ trợ bỏ thuốc lá mà không có chứa nicotine. Bắt đầu dùng thuốc này trước từ một đến hai tuần tính từ ngày bạn bắt đầu bỏ thuốc lá và sử dụng trong 7-12 tuần
II. Tác hại của thuốc lá điện tử?
Thuốc lá điện tử có chứa Nicotine là một hoá chất gây nghiện cao, là một nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, và có khả năng thúc đẩy, hình thành các khối u”. Ngoài Nicotine, dung dịch thuốc lá điện tử còn có Propylene glycol, có thể tạo thành Propylene oxide, một chất gây ung thư khi được đun nóng và hóa hơi. Các chất độc hại được tìm thấy trong sol khí (khói) của thuốc lá điện tử như Ethylene Glycol, Aldehydes, Hydrocacbon thơm đa vòng, chất đặc biệt gây ung thư Nitrosamines, Formaldehyde… được tìm thấy trong thuốc trừ sâu, khói xe ô tô…. Một số kim loại như Chì, Bạc, Crom, Nikel, Formaldehyde có hàm lượng tương đương hoặc cao hơn so với thuốc lá thông thường. Vì vậy thuốc lá điện tử gây hại cho người sử dụng và những người xung quanh.
Để tạo mùi vị hấp dẫn, thu hút người sử dụng, đặc biệt là giới trẻ, các nhà sản xuất còn sử dụng rất nhiều loại hương liệu có mùi vị như: bạc hà, táo, cam, chanh….trong thuốc lá điện tử. Theo Tổ chức Y tế thế giới, hiện khoảng 20,000 loại hương liệu, trong đó có nhiều loại chưa được đánh giá toàn diện về mức độ gây hại với sức khỏe.
Theo Tổ chức Y tế thế giới mọi sản phẩm thuốc lá đều có hại cho sức khỏe. Sử dụng thuốc lá điện tử gây nghiện nhanh chóng cho người sử dụng, đặc biệt ở những người trẻ tuổi, gây các bệnh cấp tính và mãn tính như bệnh tim mạch, đột quỵ, hô hấp, tiêu hóa, ngộ độc, động kinh, các bệnh về răng miệng và ung thư. Tiếp xúc thụ động với Nicotine trong các sản phẩm này cũng gây tác động bất lợi cho sức khỏe bà mẹ và bào thai, ảnh hưởng xấu đối với sự phát triển não bộ bào thai, trẻ em và vị thành niên.
Thuốc lá điện tử nguy hại cho giới trẻ?
Tại Việt Nam, thời gian gần đây, số trường hợp ngộ độc do sử dụng thuốc lá điện tử đã được ghi nhận ở nhiều tỉnh, thành phố. Đáng chú ý, hầu hết các trường hợp xảy ra ở lứa tuổi học sinh, trong đó có cả nữ giới.
Thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đặc biệt gây ảnh hưởng xấu đến giới trẻ, đặc biệt là trẻ em vì não bộ của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển cho tới tuổi 25, làm suy yếu sự trưởng thành não bộ của thanh thiếu niên với những hậu quả ngắn hạn và hậu quả lâu dài nghiêm trọng đó là nghiện, rối loạn nhận thức và cảm xúc, giảm khả năng học tập và rối loạn tâm thần. Những thay đổi do Nicotine gây ra trong hệ thần kinh khiến người dùng ở nhóm tuổi này dễ bị nghiện Nicotine hơn và vì thế ảnh hưởng đến sức khỏe sẽ đến sớm và trầm trọng hơn trong tương lai.
Bằng chứng từ các nước cho phép sử dụng thuốc lá điện tử cho thấy thuốc lá điện tử là nguyên nhân cho việc bắt đầu sử dụng thuốc lá điếu thông thường ở thanh thiếu niên bởi bản chất vẫn là nghiện chất Nicotine. Vì vậy, thanh thiếu niên sử dụng thuốc lá điện tử có nhiều khả năng trở thành người hút thuốc lá điếu thông thường. Thanh thiếu niên chưa bao giờ hút thuốc nhưng sử dụng thuốc lá điện tử thì tỷ lệ chuyển sang hút thuốc lá điếu thông thường cao hơn từ 2 đến 3,5 lần so với những thanh thiếu niên chưa từng sử dụng thuốc lá điện tử.
Thiết bị điện tử có thể hỏng, lỗi và gây cháy nổ, thương tích, mất an toàn cho người sử dụng. Các chấn thương nghiêm trọng đã được ghi nhận như miệng, mặt, cổ mắt, mũi, xương hàm… Rác thải của bộ phận thiết bị điện tử, ống chứa dung dịch gây ảnh hưởng đến môi trường vì lượng chất thải rắn thải ra ngoài môi trường sau khi sử dụng, đặc biệt là với thiết bị sử dụng một lần.
Thuốc lá điện tử có phải là sản phẩm cai thuốc lá hay không?
Bên cạnh các sản phẩm thuốc lá điếu, xì gà, thuốc lá sợi (thuốc lào) đang được quản lý theo quy định của Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, trên thị trường đã đang xuất hiện các sản phẩm mới, phổ biến nhất là thuốc lá điện tử (Electronic Nicotine Delivery – ENDs) và thuốc lá làm nóng (Heated Tobacco Product – HTPs). Cả hai loại sản phẩm thuốc lá điện tử này đều sử dụng thiết bị điện tử để làm nóng dung dịch hoặc nguyên liệu thuốc lá tạo ra làn hơi khói để người dùng hút vào.
Thuốc lá điện tử có sử dụng nhiều hương liệu, hóa chất với các thiết kế đa dạng nên có thể bị lợi dụng để pha trộn ma túy và các chất gây nghiện khác.
Thuốc lá cho dù là thuốc lá điếu thông thường hay thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng đều có hại cho sức khỏe con người và là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm.
Tổ chức Y tế giới khuyến cáo: Không có ngưỡng an toàn cho việc sử dụng các sản phẩm thuốc lá và không có một loại thuốc lá nào là an toàn cho sức khỏe. Các sản phẩm thuốc lá mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng cũng không phải là sản phẩm ít hại hơn và không phải là sản phẩm giúp cai nghiện thuốc lá điếu thông thường.
Nhằm bảo vệ giới trẻ trước nguy cơ sử dụng các sản phẩm thuốc lá, bao gồm cả thuốc lá điếu truyền thống cũng như các sản phẩm thuốc lá thế hệ mới như thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng. Ban chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá xã kêu gọi: Cán bộ, công chức, viên chức và tất cả mọi người hãy bỏ thuốc lá ngay từ bây giờ để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, cho những người xung quanh và tạo môi trường không khói thuốc lá. Đừng hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, người già và phụ nữ mang thai, đừng mời hoặc nhận thuốc lá từ bạn bè, đồng nghiệp. Không hút thuốc lá tại cơ quan, công sở, trường học, cơ sở y tế và các địa điểm công cộng khác. Và hãy giảm thuốc lá, tiến tới cai nghiện thuốc lá; kiên quyết nói không với thuốc lá khi chưa từng hút, hãy để môi trường xung quanh không khói thuốc lá. Các bậc phụ huynh, nhà trường, các cấp, ngành và cộng đồng hãy bảo vệ thanh thiếu niên trước sự xâm nhập cuả thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng
tai lieu huong dan long ghep PCTH thuoc la 3. Tac hai thuoc la dien tu Tác hại của thuốc lá với sức khỏe ( chủ động và thụ động)
Quốc hội thống nhất cấm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng từ năm 2025
LMT