Hội nghị an toàn trường học, phòng chống bạo lực, vi phạm pháp luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Tập thể cán bộ GV-NV trường THPT Phương Son tham dự Hội nghị an toàn trường học, phòng chống bạo lực, vi phạm pháp luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

Bạo lực học đường là một vấn nạn không chỉ ảnh hưởng đến nền giáo dục mà còn ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển của học sinh. Bạo lực học đường có thể bao gồm các hình thức như: Bạo lực thể chất (đánh đập, xô xát, cướp bóc,…), bạo lực tinh thần (chửi rủa, xúc phạm, khinh miệt, cô lập,…), bạo lực tình dục (sàm sỡ, quấy rối, xâm hại,…), bạo lực trên mạng xã hội (đăng tải thông tin sai sự thật, phỉ báng, uy hiếp,…).

Sự gia tăng của bạo lực học đường dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực đối với nền giáo dục và tâm lý học sinh. Trong đó, hậu quả nghiêm trọng nhất là tỷ lệ tự tử ở tuổi vị thành niên tăng cao.

Nạn nhân của bạo lực học đường cũng gặp phải rất nhiều tổn hại về nhiều sức khỏe và sự phát triển. Các nạn nhân có thể mắc phải các vấn đề về sức khỏe thể chất (vết thương, đau nhức, mất ngủ, …), sức khỏe tâm thần (trầm cảm, lo âu, cảm giác cô đơn, vô vọng, …), học tập (giảm điểm số, mất quan tâm, trốn học, …), xã hội (rút lui, mất lòng tin, khó kết bạn, …). Một số nạn nhân có thể cố gắng chịu đựng hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác, nhưng một số khác có thể không biết cách xử lý hoặc không có ai để tin cậy. Đó là khi họ có thể nghĩ đến việc tự tử để thoát khỏi nỗi ám ảnh và đau khổ.

Hiện tượng bạo lực học đường hiện nay trong các nhà trường vẫn còn xảy ra (trong nhà trường, trên đường đi học, tan học về hay bên ngoài nhà trường, …) dẫn đến nhiều hệ lụy cho tâm lý học sinh và sự lo lắng của gia đình. Việc học sinh giải quyết mâu thuẫn cá nhân bằng vũ lực: Đánh nhau, nhắn tin đe doạ, … đã làm ảnh hưởng đên tâm lý học sinh: Lo lắng, bất an, sợ sệt, học tập không tiếp thu, … dẫn đến sợ đi học, chán học, kết quả học tập sa sút, tâm lý hoang mang, …

Tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông ngày càng phổ biến và có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là hiện tượng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông đi học bằng phương tiện xe máy điện, xe máy, xe mô tô, không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng ngang, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng…

Điều đáng lo ngại là số học sinh tử vong do tai nạn giao thông 2023 đang có dấu hiệu tăng so với năm 2022 và rất đáng báo động. Cụ thể, 9 tháng đầu năm 2023 toàn quốc xảy ra 563 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh làm 329 em tử vong, 528 em khác bị thương.

Hiện tượng học sinh vi phạm pháp luật: Gây mất an toàn giao thông, đánh nhau, gây mất trật tự công cộng do bị lôi kéo của bạn bè vẫn còn xảy ra, …

Vẫn còn hiện tượng học sinh hút thuốc lá ngoài nhà trường hoặc lén lút trong nhà trường, …

Một số hình ảnh hội nghị

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.